Bộ Ngoại giao

Tham vấn cắt giảm đơn giản hóa quy định kinh doanh

0/5
0 bình luận
Kết thúc ngày 09/07/2023

Chúng tôi đã hỏi

Tham vấn cắt giảm đơn giản hóa quy định kinh doanh

Bạn đã nói

0 Doanh nghiệp, hiệp hội đã thực hiện tham vấn

Phản hồi của cơ quan nhà nước

Phù hợp với yêu cầu cải cách quy định kinh doanh
Bộ Tài chính

Kinh doanh dịch vụ thẩm định giá

0/5
0 bình luận
Kết thúc ngày 12/03/2023

Chúng tôi đã hỏi

Kinh doanh dịch vụ thẩm định giá

Bạn đã nói

0 Doanh nghiệp, hiệp hội đã thực hiện tham vấn

Phản hồi của cơ quan nhà nước

ĐỀ CƯƠNG DỰ THẢO LUẬT THUẾ GIÁ TRỊ GIA TĂNG SỬA ĐỔI
Bộ Tài chính

Xin ý kiến các chính sách tại Dự thảo Luật giá (sửa đổi)

0/5
0 bình luận
Kết thúc ngày 12/03/2023

Chúng tôi đã hỏi

Xin ý kiến các chính sách tại Dự thảo Luật giá (sửa đổi)

Bạn đã nói

0 Doanh nghiệp, hiệp hội đã thực hiện tham vấn

Phản hồi của cơ quan nhà nước

Chúng tôi ghi nhận các ý kiến cua bạn với thông tin đã được tham vấn. Các thông tin sẽ được thảo luận và bổ sung trong cuộc họp tới.
Trịnh Thị Quyên

XÁC MINH TÀI SẢN VÀ PHÂN LOẠI ĐIỀU KIỆN THI HÀNH ÁN DÂN SỰ LIÊN QUAN ĐẾN HOẠT ĐỘNG KINH DOANH Ở VIỆT NAM

0/5
0 bình luận
Kết thúc ngày 28/10/2022

Bạn đã nói

hệ thống pháp luật của nhiều quốc gia trên thế giới, Luật Thi hành án dân sự của Việt Nam đã quy định về việc người phải thi hành án cung cấp thông tin về thu nhập, tài sản phục vụ thi hành án. Tuy nhiên, quy trình tổ chức thực hiện, nội dung quy định chi tiết và chế tài đảm bảo việc thực hiện có sự khác biệt lớn giữa Việt Nam và các nước có hệ thống thi hành án hiệu quả trên thế giới. Chưa ban hành mẫu biên bản tự kê khai dành cho người phải thi hành án và yêu cầu nộp kèm theo các tài liệu chứng minh thu nhập, tài sản trong bản tự kê khai. Bất cập quy định liên quan đến cung cấp thông tin và phong tỏa tài khoản ngân hàng của người phải thi hành án: Hiện nay, khoảng 70% dân số trưởng thành của Việt Nam có tài khoản ngân hàng và mục tiêu đặt ra của Chính phủ phấn đấu đến cuối năm 2025, ít nhất 80% người trưởng thành có tài khoản giao dịch tại ngân hàng hoặc các tổ chức được phép khác. Việc xác minh và phong tỏa tài khoản ngân hàng của người phải thi hành án đã có nhiều cải thiện trong thời gian gần đây tuy nhiên vẫn còn một số vấn đề bất cập, trong đó có việc “chưa kịp thời cung cấp thông tin về tài khoản, nghiêm túc thực hiện các quyết định về phong tỏa, khấu trừ tiền trong tài khoản”. Bất cập về quy định xác định việc chưa có điều kiện thi hành án và hoãn thi hành án do chưa xác minh được địa chỉ, nơi cư trú của người phải thi hành án: Cả hai Nghị định số 62/2015/NĐ-CP ngày 18/7/2015 quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Thi hành án dân sự và Nghị định số 33/2020/NĐ-CP ngày 17 tháng 3 năm 2020 sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 62/2015/NĐ-CP ngày 18 tháng 7 năm 2015 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Thi hành án dân sự đều chưa cụ thể hoá quy định của luật, chưa cung cấp quy định chi tiết về việc hiểu thế nào là “chưa xác định được địa chỉ, nơi cư trú của người phải thi hành án…”. Khoản 3 Điều 9 Nghị định 62 không bao phủ trường hợp (1) chưa xác định được địa chỉ của người phải thi hành án nhưng xác định được địa chỉ tài sản của người phải thi hành án và (2) xác định được địa chỉ của người phải thi hành án nhưng chưa xác định được địa chỉ tài sản của người phải thi hành án thì có phân loại hai trường hợp này thành trường hợp chưa có điều kiện thi hành án hay không? Có ý kiến cho rằng, thực tế thi hành án điểm c Khoản 1 Điều 44a chỉ áp dụng với trường hợp theo bản án, quyết định người phải thi hành án phải tự mình thực hiện nghĩa vụ, ví dụ, phải công khai lỗi, tuy nhiên, nếu đây là cách hiểu của cơ quan soạn thảo luật, thì Khoản 3 Điều 9 không thể đề cập trường hợp chưa xác định được địa chỉ và tài sản của người phải thi hành án mà chỉ cần đề cập “chưa xác định được địa chỉ của người phải thi hành án mà theo bản án, quyết định họ phải tự mình thực hiện nghĩa vụ thì Thủ trưởng cơ quan thi hành án dân sự ra quyết định về việc chưa có điều kiện thi hành án” là đủ. Ngoài ra, quy định còn lẫn lộn giữa chưa có điều kiện thi hành án và hoãn thi hành án ngay trong Khoản 3 Điều 9 và giữa Điều 9 và Điều 14 Nghị định 62/2015, giữa Điều 44a và Điều 48 Luật Thi hành án dân sự. Ngay tại Khoản 3 Điều 9 quy định Thủ trưởng cơ quan thi hành án dân sự ra quyết định về việc chưa có điều kiện thi hành án do thi hành án bị hoãn theo Điểm b Khoản 1 Điều 48 Luật Thi hành án là không logic, mạch lạc về tư duy. Bất cập về quy định đình chỉ thi hành án khi người phải thi hành án là tổ chức giải thể do bị thu hồi giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp: Quy định thi hành án đối với doanh nghiệp giải thể hiện đang mâu thuẫn ngay giữa các điều khoản tại Luật Thi hành án dân sự và giữa Luật Thi hành án dân sự và Luật Doanh nghiệp.; Cải cách toàn diện cách thức, quy trình, quy định yêu cầu người phải thi hành án cung cấp thông tin xác minh thu nhập, tài sản. Theo đó, sửa đổi Khoản 1 Điều 44 Luật Thi hành án Dân sự 2014 (Luật THADS) theo hướng bãi bỏ nội dung yêu cầu “Người phải thi hành án phải kê khai … với cơ quan thi hành án dân sự”, thay bằng yêu cầu “Người phải thi hành án phải kê khai trung thực, cung cấp đầy đủ thông tin về tài sản, thu nhập, điều kiện thi hành án trước toà và phải chịu trách nhiệm về việc kê khai của mình”. Đồng thời, sửa đổi Khoản 1 Điều 9 Nghị định 62/2015/NĐ-CP cụ thể hoá Khoản 1 Điều 44 Luật THADS 2014 Kiến nghị áp dụng cả hình thức phạt tiền và phạt tù với người phải thi hành án khi khai báo gian dối trước tòa trong xác minh tài sản, thu nhập, điều kiện thi hành án, tương tự các quốc gia khác trên thế giới. Theo đó, kiến nghị sửa đổi Khoản 1 Điều 382 Bộ Luật hình sự.Ba là, kiến nghị sửa đổi, bổ sung Điều 6 của Thông tư liên tịch số 02/2014/TTLT-BTP-BTC-BLĐTBXH-NHNNVN ngày 14/01/2014 của liên Bộ Tư pháp,Tài chính, Lao động - Thương binh và Xã hội và Ngân hàng nhà nước Việt Nam.Kiến nghị ban hành quy định cụ thể hóa trách nhiệm của các tổ chức tài chính đang nắm giữ thông tin hoặc quản lý tài sản, tài khoản của người phải thi hành án trong việc cung cấp thông tin về điều kiện thi hành án của người phải thi hành án quy định tại Điểm b Khoản 6 Điều 44 Luật Thi hành án dân sự. Một số đề xuất cụ thể như sau:- Bổ sung quy định yêu cầu cung cấp thông tin tài khoản của người phải thi hành án, bao gồm cả các tài khoản mà người phải thi hành án đồng sở hữu.- Ban hành quy định cho phép Chấp hành viên yêu cầu cung cấp thông tin cơ bản về tài khoản của người phải thi hành án tại các ngân hàng, tổ chức tín dụng khác từ Trung tâm thông tin tín dụng quốc gia (CIC). - Bổ sung quy định về biểu mẫu chấp hành viên yêu cầu một ngân hàng thương mại, tổ chức tín dụng khác cụ thể cung cấp thông tin cho cơ quan thi hành án- Bổ sung quy định về việc thông báo cho người phải thi hành án về việc tiết lộ dữ liệu cá nhân của họ được hoãn lại 30 ngày so với thông thường để ngăn chặn một thông báo sớm gây nguy hiểm cho hiệu lực của lệnh phong toả tài khoản. Sáu là, kiến nghị gia tăng chế tài phạt vi phạm hành chính đối với các tổ chức tài chính trong việc cung cấp thông tin về tài sản, tài khoản, thu nhập của người phải thi hành án theo nguyên tắc đủ sức răn đe, đảm bảo sự tôn trọng hệ thống tố tụng, sự thượng tôn và nghiêm minh của luật pháp. Kiến nghị sửa đổi Nghị định 62/2015 và Nghị định 33/2020 theo hướng bổ sung các quy định cụ thể, hướng dẫn thực hiện Khoản 5 và Khoản 7 Điều 44 Luật Thi hành án dân sự. Tám là, kiến nghị ban hành hướng dẫn cụ thể về thẩm quyền và trách nhiệm của chính quyền địa phương nơi người phải thi hành án có tài sản là bất động sản, động sản không/chưa được đăng ký với cơ quan quản lý nhà nước trong việc phối hợp cung cấp, chia sẻ thông tin với cơ quan thi hành án xác minh tài sản của người phải thi hành án. Chín là, kiến nghị sửa đổi nội dung Điểm c Khoản 1 Điều 44a Luật Thi hành án Dân sự về trường hợp Thủ trưởng cơ quan thi hành án dân sự ra quyết định về việc chưa có điều kiện thi hành án khi chưa xác định được địa chỉ, nơi cư trú. Theo đó, kiến nghị tách nội dung điểm c thành 02 nội dung riêng biệt để đảm bảo sự rõ ràng, minh bạch.Kiến nghị sửa đổi, bổ sung nội dung hướng dẫn chi tiết tại Điều 9 Nghị định 62/2015/NĐ-CP, sửa đổi bởi Khoản 6 Điều 1 Nghị định 33/2020/NĐ-CP Đồng thời, bãi bỏ Khoản 1 Điểm b của Điều 48. Luật Thi hành án dân sự quy định về hoãn thi hành án trong trường hợp “Chưa xác định được địa chỉ của người phải thi hành án.Kiến nghị sớm ban hành hướng dẫn quy định cụ thể để xử lý mâu thuẫn liên quan đến quy định thi hành án đối với doanh nghiệp giải thể tại Điểm đ, Khoản 1 Điều 50 Luật

Phản hồi của cơ quan nhà nước

Tổng cục Thi hành án dân sự ghi nhận và cảm ơn sự quan tâm của Bà đối với công tác thi hành án dân sự.
Bùi Thị Thủy

Đề nghị xem xét bỏ thủ tục hành chính xác nhận hoạt động giáo dục kĩ năng sống và hoạt động giáo dục ngoài giờ chính khóa

0/5
0 bình luận
Kết thúc ngày 25/08/2022

Bạn đã nói

Đề nghị xem xét bỏ thủ tục hành chính xác nhận hoạt động giáo dục kĩ năng sống và hoạt động giáo dục ngoài giờ chính khóa; Đề nghị xem xét bỏ thủ tục hành chính xác nhận hoạt động giáo dục kĩ năng sống và hoạt động giáo dục ngoài giờ chính khóa

Phản hồi của cơ quan nhà nước

Bỏ thủ tục hành chính xác nhận hoạt động giáo dục kĩ năng sống và hoạt động giáo dục ngoài giờ chính khóa.
1-10 trong 150
/trang
Gửi vướng mắc, đề xuất